Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Quá trình sửa chữa laptop Acer 4738Z bị nước vào không lên nguồn


sua laptop acer 
Tình trạng máy bị nước vào. Khách đã báo lại và chưa mang qua cơ sở khác sửa chữa. Hỏi khách lúc nước vào anh có cắm nguồn không. Khách trả lời có cắm và không lên để khá lâu hôm nay với đi sửa. Không thử cắm nguồn nữa tiến hành bung máy luôn thấy các vết nước vào có tình trạng ố gỉ và đứt mạch khá nhiều. Sơ bộ thì khu nguồn cấp trước hoàn toàn rỉ sét. Đứt mạch tại một số điểm sau.
sua laptop acer
Chân 6 và đầu PR135 mất nguông VIN. Tiến hành câu dây. Chưa cấp nguồn vội tiến hành kiểm tra tổng trở các cuộn dây và phát hiện cuộn 5V cấp trước đang chập chỉ. 
sua laptop acer
Sau khi tách chạm và tìm ra IC nguồn CPU bị chạm, Tiến hành tháo IC ra đo hết chạm. Thay IC mới vào. Tiến hành cấp nguồn cho máy. máy không ăn dòng đo nhanh đã có nguồn VIN nguồn đầu vào. Tiến hành kiểm tra IC cấp trước chân 6 có áp 19V, chân 4 đã có 5V như vậy với 2 điều kiện này thì chân 1 của IC phải có 2V, chân 3 phải có 5V, chân 7 phải có 5V. Nhưng tại 3 chân này hoàn toàn không có áp. 
sua laptop acer

Tiến hành thay IC ISL6237 mới đã có nguồn cấp trước.
Nhưng có một cái lạ nữa đó là khi vừa cắm nguồn đèn power đã sáng. Đo thì thấy tại PQ56 và PQ58 đã mở nguồn để có +5V và +3V. 
sua laptop acer
Kiểm tra vị trí tạo ra lệnh MAIND .
sua laptop acer
Đo lệnh MAINON vẫn mức thấp . MAINON_ON_G có mức thấp đúng là phải có áp tầm 9V. Nghi ngờ có thể PQ26 bị chập DS. Tiến hành đo đầu kia của PR128 có 19V , Chủ quan thay luôn PQ26 vẫn vậy. Lúc này đo thì phát hiện PR128 bị đứt. Tiến hành thay con trở 1M khác vào. Cắm nguồn ok không sáng đèn power luôn nữa. Nguồn cấp trước có đủ. Tiến hành kích nguồn máy ăn dòng đẹp và xuất hình. 
Đây là một chút kinh nghiệm vừa sửa xong em Acer 4738Z bị nước vào với anh em. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của sua laptop tai ninh binh



Khối nâng áp trong laptop - Nhiệm vụ và một số mạch thực tế trên các dòng máy

khoi nang ap trong laptop
Khối nâng áp thường xuất hình cùng với nguồn cấp trước 3,3V và 5V. Nó có nhiệm vụ mở các nguồn cấp sau đi vào các khối trên main khởi động máy. Dưới đây là vị trí tạo khối nâng áp thực tế đo sẽ có áp vào khoảng 11V đến 14V chứ không hoàn toàn giống với sơ đồ.



khoi nang ap trong laptop
Khi kích nguồn các nguồn cấp sau hoạt động nhưng hầu hết các nguồn này không trực tiếp đến các khối mà phải qua tầng công tắc phân chia các điện áp cấp trước để cấp cho các khối trên main. Như vậy có thể thấy các nguồn thứ cấp có sau nguồn cấp sau thông qua điện áp nâng áp 12-15V đến làm mở các đèn đóng  để có nguồn thứ cấp. Dưới đây là một phần nhiệm vụ của áp nâng này.
khoi nang ap trong laptop
Như hình trên khối nâng áp 12VALW đóng vai trò như một nguồn mớ cho mosfet PQ17 hoạt động để tạo ra áp +3VSUS từ +3VPCU. Mình phân tích kỹ hơn mạch này như sau. Khi chưa kích nguồn lệnh SUSON vào chân 2 của PQ33 có mức thấp vì vậy đèn PQ33 này đóng nên điện áp tại chân 3 của PQ33 là SUSON_G có mức cao tầm 9V vì áp này lấy từ cầu phân áp Nguồn VIN qua PR107 và PR105. Áp SUSON_G này có mức cao sẽ làm cho fet PQ30 dẫn điện áp 12VALW qua 1 trở PR103 sẽ về mass và có mức thấp vào PQ17 dẫn đến đèn này khóa và không xuất hiện điện áp +3VSUS. 
- Khi ta kích nguồn và lệnh SUSON có mức cao đến PQ33 dẫn nên SUSON_G có mức thấp dẫn đến PQ30 đóng như vậy điện áp 12VALW qua PR103 sẽ không sụt về mass nữa nên chân 3 của PQ17 có mức cao đèn này dẫn tạo điện áp +3VSUS. 
- Như vậy nếu không có áp +12VALW này thì dù cho khi ta kích nguồn lệnh mở các nguồn đã có nhưng khối nâng áp mất cũng không thể có áp cao để điều khiển các fet dẫn để tạo ra các nguồn cấp sau được.
Đó là một trong những nguồn được mở phải có áp của khối nâng áp. Ngoài ra trên mạch còn rất nhiều nguồn cần đến nguồn này để mở nguồn. Trong bài viết mình chỉ muốn nói đến tác dụng của ấp nâng này vào hoạt động kích nguồn và mở các nguồn trên laptop.