Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Học sửa laptop - Hướng dẫn sửa laptop dell Vostro 2420 không xuất hình 8 beep

sua laptop dell 8 beep
Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn cách sửa chưa laptop dell 8 beep không xuất trong, vẫn xuất hình ngoài nhưng kéo theo những tiếng beep dài khó chịu.
Như các bạn đã biết nguyên nhân lỗi báo 8beep của dòng laptop dell đó thường là các trường hợp nhận dạng màn hình không được, lỗi VGA ..


Trong trường hợp cụ thể của máy này thì máy đã chuyển về card share (nguyên bản là VGA rời).
Dowload Schematic Dell DV14 MLK DIS
Chuyển VGA rời này do chính tay mình làm cách đây hai tháng cho khách , lúc chuyển máy chạy bình thường mượt mà và ổn định. Mình cũng đã chuyển rất nhiều máy dạng này nên vấn đề lỗi do quá trình chuyển là khó xảy ra.
Công việc trước tiên là kiểm tra màn hình, vì rất có thể Rom màn hình lỗi nên máy không nhân biết được có màn hình lắp vào hay không nên nhận nhậm không có màn hình liên thông báo lỗi và không cho tín hiệu xuất lên màn hình.
Sau khi kiểm tra và loại bỏ do lỗi màn hình hoặc cáp. Tiến hành kiểm tra main. Bước kiểm tra đầu tiên đó là đo nguồn cấp cho Jack cắm cáp màn hình các mức áp như sau.
sua laptop dell 8 beep
Như trên hình ta thấy các mức điện áp tại chân 1 và chân 2 có 19V (Áp chuẩn)
Chân 3  có 3,3V
Chân 4 có 1,5V
Chân 5 có 3,3V
Chân 6 có 1,5V
Các chân tín hiệu từ chân 7 đến chân 14 có áp xấp xỉ nhau gần bằng 1,29V.
Chân 17 và chân 16 của 3,3V nguồn LCDVDD.

Như vậy sau khi đo đạc thấy được sự bất thường ở chân số 6 và chân số 5 áp không tương đồng nhau đây chính là tín hiệu nhận dạng màn hình, có thể lỗi nằm ở đây nên máy không nhận dạng được màn hình, dẫn đến không xuất hình và phát tiếng cảnh báo 8 beep.

Tiến hành đo tổng trở của từng cặp tín hiệu trước tiên mình sẽ đưa ra mức trở kháng của một laptop còn tốt của dòng này. Đây cũng có tác dụng tham khảo cho các bạn. Que đen về mass que đỏ đặt vào các đường tín hiệu.
sua laptop dell 8 beep

Trên đây là các tổng trở chuẩn . Tiến hành đo đạc trên main đang bị lỗi xác định trở kháng tại chân 5 có mức 3.9K và trở kháng tại chân 6 rất lớn.
Tiến hành tháo RN4903 đo trở kháng tại chân 5 và chân 6 đều bằng nhau và rất lớn. Tiến hành thay thế trở bẹ RN4903 này đo trở kháng tại chân 5 và chân 6 có mức 2,9K. 
Tiến hành kích nguồn máy xuất hình màn trong bình thường không còn thông báo lỗi. Áp tại chân 5 và chân 6 tại jack cắm màn hình lúc này là 3,3V.



Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Học sửa laptop - Phân tích nguồn đầu vào HP6530S

sua laptop hp mat nguon
Hôm nay mình có bài phân tích nguồn đầu vào đối với laptop HP6530S. Trước khi vào phân tích mình xin lưu ý với các bạn là adaptor của máy có chân kim có nguồn cao khoảng 18V. Vì sao mình lại nói đến vấn đề này vì chân kim của dòng máy này tham gia vào quá trình mở nguồn đầu vào trên main. Chi tiết cụ thể mình sẽ phân tích trong quá trình sửa laptop hp mất nguồn bên dưới.
sua laptop HP mat nguon

Như hình trên ta có thể thấy điện áp 19V sẽ từ DC JACK đi quaL1027 và dừng lại chân S của Fet thuận Q1032. Ở đây Fet này sẽ đợi lệnh mở nguồn vào chân 4 để có mức thấp để hoạt động. Như vậy ta phân tích muốn cho áp chân G của Q1031 có mức thấp ta cần quan tâm đến các lệnh điều khiển cho Q1033.
Các lệnh bao gồm BATCAL# và lệnh ADP_EN#. 
Ta thấy áp tại chân G của Q1033 lấy từ 19V qua trở R1267 tương đương với mức cao và nó chịu một lệnh BATCAL# điều khiển.
Và Fet này dẫn với áp bao nhiêu lại do ADP_EN# quyết định.
Ta tìm đến nơi lệnh ADP_EN# được tạo ra.
sua laptop hp mat nguon

Như hình trên ta phân tích tìn hiệu LIMIT_SIGNAL đây chính là tín hiệu được lấy từ chân kim của Adaptor có áp 18V. Tín hiệu này đi vào chân 6 cực (-) của LM393 và chân 5 (+) Lm393 lấy áp qua cầu phân áp R1241 và R1239 nên chân 5 có áp nhỏ ơn chân 6 vì vậy chân 7 của LM393 cho ra mức thấp lúc này D1018 sẽ được phân cực thuận và tạo ra điện áp chân G của Q1032 có mức khoảng 6V. Khiến cho Q1032 dẫn tạo áp +VADPBL có 19V áp này đi qua chiều phân cực thuận trong Q1031 tạo ra áp +VBAT có 19V.
Đây là những phân tích cơ bản để có nguồn đầu vào. Các mạch bảo vệ và mạch sạc pin mình sẽ phân tích trong các bài viết tiếp theo. 

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Học sửa laptop - Những khái niệm chung về nguồn laptop

hoc sua laptop
Đây là những kiến thức do mình tìm hiểu và tự đúc rút trong quá trình làm việc những kiến thức còn có hạn mong anh em trong nghề đóng góp ý kiến.

Khái niệm chung về nguồn laptop về cơ bản các hãng sản xuất đều khá giống nhau, còn về chi tiết thiết kế các hãng lại có những khác biệt riêng nhưng trong phạm vi bài viết này mình chỉ xin nói về đặc điểm chung về nguồn laptop.

Có thể các dùng từ có khác nhau của mỗi thợ.
1. Nguồn đầu vào.
Đây là nguồn được lấy từ điểm chung giữa adaptor và Pin. Nó xuất hiện khi cắm pin, adaptor hoặc cả 2. Cấp nguồn Vin đi cung cấp cho hầu hết các phần nguồn khác trong laptop.
2. Nguồn chờ.
Nguồn này xuất hiện khi có nguồn đầu vào thường có 3,3 và 5V có công suất rất nhỏ chỉ vài trăm mA, nguồn này khi xuất hiện nó sẽ thay thế chó Pin Cmos. Nguồn được tạo ra bởi IC ổn áp tuyến tính thường trên laptop IC này được tích hợp trong IC nguồn cấp trước. Bài viết chi tiết về nguồn này mình sẽ có một bài viết riêng.
3. Nguồn cấp trước.
Là nguồn được Active khi cắm adaptor và có tín hiệu Acgood (Nguồn này thường không xuất hiện khi gắn pin hoặc xuất hiện một thời gian ngắn rồi tự tắt , một số máy thiết kế khi cắm adaptor cũng chỉ xuất hiện nguồn chờ mà chưa có nguồn cấp trước). Nguồn cấp trước thường là 2 nguồn 3,3V và 5V.
4. Nguồn cấp sau.
Đây là nguồn được Active khi có lệnh kích nguồn, nguồn này được chia làm 3 loại:
   a. Nguồn sử dụng giao động các chân EN của IC giao động này chỉ được mở khi kích nguồn ví dụ như các nguồn CPU, nguồn chip bắc, nguồn ram.
   b. Nguồn sau sử dụng các Mosfet công tắc hoặc IC công tắc nguồn này thường được lấy từ các nguồn cấp trước và chờ lệnh active sẽ đóng để mở các nguồn 3,3V, 5V nguồn USB , Lan... Hình bên dưới là một ví dụ về mạch nguồn sau dạng này.
nguon laptop
c. Nguồn lấy từ các IC chia nguồn ví dụ các IC APL5912, 5913 RT,,... G966, các ic này sẽ lấy một số nguồn và chia thành các nguồn thấp hơn ví dụ nguồn 1,8V chia thành 1,5V ...
Mong các bạn tìm đọc các bài tiếp theo để có cái nhìn chi tiết hơn về nguồn laptop.