Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Học sửa laptop - Những khái niệm chung về nguồn laptop

hoc sua laptop
Đây là những kiến thức do mình tìm hiểu và tự đúc rút trong quá trình làm việc những kiến thức còn có hạn mong anh em trong nghề đóng góp ý kiến.

Khái niệm chung về nguồn laptop về cơ bản các hãng sản xuất đều khá giống nhau, còn về chi tiết thiết kế các hãng lại có những khác biệt riêng nhưng trong phạm vi bài viết này mình chỉ xin nói về đặc điểm chung về nguồn laptop.

Có thể các dùng từ có khác nhau của mỗi thợ.
1. Nguồn đầu vào.
Đây là nguồn được lấy từ điểm chung giữa adaptor và Pin. Nó xuất hiện khi cắm pin, adaptor hoặc cả 2. Cấp nguồn Vin đi cung cấp cho hầu hết các phần nguồn khác trong laptop.
2. Nguồn chờ.
Nguồn này xuất hiện khi có nguồn đầu vào thường có 3,3 và 5V có công suất rất nhỏ chỉ vài trăm mA, nguồn này khi xuất hiện nó sẽ thay thế chó Pin Cmos. Nguồn được tạo ra bởi IC ổn áp tuyến tính thường trên laptop IC này được tích hợp trong IC nguồn cấp trước. Bài viết chi tiết về nguồn này mình sẽ có một bài viết riêng.
3. Nguồn cấp trước.
Là nguồn được Active khi cắm adaptor và có tín hiệu Acgood (Nguồn này thường không xuất hiện khi gắn pin hoặc xuất hiện một thời gian ngắn rồi tự tắt , một số máy thiết kế khi cắm adaptor cũng chỉ xuất hiện nguồn chờ mà chưa có nguồn cấp trước). Nguồn cấp trước thường là 2 nguồn 3,3V và 5V.
4. Nguồn cấp sau.
Đây là nguồn được Active khi có lệnh kích nguồn, nguồn này được chia làm 3 loại:
   a. Nguồn sử dụng giao động các chân EN của IC giao động này chỉ được mở khi kích nguồn ví dụ như các nguồn CPU, nguồn chip bắc, nguồn ram.
   b. Nguồn sau sử dụng các Mosfet công tắc hoặc IC công tắc nguồn này thường được lấy từ các nguồn cấp trước và chờ lệnh active sẽ đóng để mở các nguồn 3,3V, 5V nguồn USB , Lan... Hình bên dưới là một ví dụ về mạch nguồn sau dạng này.
nguon laptop
c. Nguồn lấy từ các IC chia nguồn ví dụ các IC APL5912, 5913 RT,,... G966, các ic này sẽ lấy một số nguồn và chia thành các nguồn thấp hơn ví dụ nguồn 1,8V chia thành 1,5V ...
Mong các bạn tìm đọc các bài tiếp theo để có cái nhìn chi tiết hơn về nguồn laptop.


1 nhận xét:

Cám ơn bạn đã chia sẻ kiến thức!

Đăng nhận xét